Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Những điểm du lịch ở Kon Tum?

Nhà rông Tây Nguyên

Vị trí: Nhà rông Tây Nguyên chỉ có ở những buôn làng bắc Tây Nguyên, đặc biệt ở Kon Tum.

Đặc điểm: Mỗi buôn, làng dựng một ngôi nhà sàn lớn được trang trí đẹp ở giữa buôn, làng gọi là nhà rông. Nhà rông là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng: lễ tết, hội làng, đám cưới, lễ cầu nguyện và là nơi hội họp của cả buôn làng già, trẻ, trai, gái.

Chiến trường Đăk Tô - Tân Cảnh


Vị trí: Chiến trường Đắk Tô - Tân Cảnh thuộc huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum, cách thị xã Kon Tum 42km về phía bắc.

Đặc điểm: Nơi diễn ra trận đánh ác liệt trong chiến tranh chống Mỹ vào năm 1972.

Ngục Kon Tum

Vị trí: Nhà tù Kon Tum nằm ở phía tây thị xã Kon Tum.

Đặc điểm: Do người Pháp xây dựng để giam giữ tù chính trị, các chiến sỹ cách mạng của ta trong thời kỳ năm 1930 - 1931.

Làng Ba Na

Vị trí: Ở Tây Nguyên thuộc tỉnh Kon Tum.

Đặc điểm: Làng Ba Na là những nếp nhà sàn dựng trên nền đất hình vuông hay hình chữ nhật, cầu thang lên nhà thường là một thân cây gỗ, đục đẽo thành nhiều bậc khá công phu.

Nhà mồ Tây Nguyên
Vị trí: Nhà mồ Tây Nguyên có ở hầu hết các tỉnh Tây Nguyên.

Đặc điểm: Nhà mồ Tây Nguyên được xây cất theo phong tục tang lễ ở vùng Tây Nguyên, lúc đầu là chòi nhỏ sơ sài, sau đó một hoặc vài ba năm thân nhân gia đình người chết dựng lại nhà mồ mới khang trang, trang trí nhiều tượng gỗ.

Kon Tum

Diện tích: 9.690,5 km²
Dân số: 383,1 nghìn người (năm 2006)
Tỉnh lỵ: Thị xã Kon Tum.
Các huyện: Đắk Glei, Ngọc Hồi, Đắk Tô, Kon Rẫy, Kon Plông, Đắk Hà, Tu Mơ Rông, Sa Thầy.
Dân tộc: Việt (Kinh), Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ Triêng, Ra Glai.

Giới thiệu về Tỉnh Kon Tum?

Diện tích: 9.690,5 km²
Dân số: 383,1 nghìn người (năm 2006)
Tỉnh lỵ: Thị xã Kon Tum.
Các huyện: Đắk Glei, Ngọc Hồi, Đắk Tô, Kon Rẫy, Kon Plông, Đắk Hà, Tu Mơ Rông, Sa Thầy.
Dân tộc: Việt (Kinh), Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ Triêng, Ra Glai.
Điều kiện tự nhiên
Kon Tum là tỉnh ở phía bắc cao nguyên Gia Lai - Kon Tum, một trong 3 cao nguyên lớn của Tây Nguyên. Kon Tum có chiều dài biên giới 275km, tiếp giáp với hạ Lào và bắc Căm-pu-chia về phía tây, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp tỉnh Gia Lai.
Phần lớn lãnh thổ Kon Tum có địa hình thấp dần từ tây sang đông và từ bắc xuống nam. Vùng phía bắc tỉnh có dãy núi Hoa Cương cao nhất miền Nam; đỉnh Ngok Linh 2.598m, đỉnh Ngọc Phan 2.251m. Đây là nơi bắt nguồn của các sông Tranh, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Ba. Kon Tum có trên 50% diện tích là rừng với các khu rừng nguyên sinh nơi có các loại gỗ quí, các lâm đặc sản và chim thú quí hiếm. Ngoài ra, Kon Tum còn có vùng đất bazan thích hợp với các cây công nghiệp như cao su, cà phê, chè, mía, dâu tằm... và các đồng cỏ thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc.
Kon Tum có khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 23,4ºC, lượng mưa trung bình năm 1.884mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
kon tum
Tiềm năng phát triển du lịch
Thị xã Kon Tum được xây bên bờ sông Đắk Bla, một nhánh của sông Pơ Kô, giữa một đồng bằng nhỏ cao 525m. Đây là trung tâm hành chính cũ của Pháp ở Tây Nguyên. Các cố đạo Pháp đã đến đây từ năm 1851.
Du khách đến Kon Tum sẽ có dịp đi thăm nhiều cảnh đẹp của vùng núi rừng Tây Nguyên như núi Ngok Linh, khu rừng nguyên sinh Chư Môn Ray, Sa Thầy, khu du lịch Đắk Tre ở huyện Kon Plông, suối nước nóng Đắk Tô. Ngoài ra còn có nhà tù Kon Tum, ngục Đắk GLei, đường mòn Hồ Chí Minh, chiến trường Đắk Tô - Tân Cảnh, nơi đã ghi lại chiến tích hào hùng và vẻ vang của dân tộc.
kon tum
Dân tộc, tôn giáo
Là tỉnh hiện có hơn 20 dân tộc sinh sống, 51% dân số của tỉnh là đồng bào dân tộc ít người, nhiều nhất là Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Gia Rai, B′ Râu, Rơ Mân... Phần lớn các dân tộc thiểu số sống bằng nghề làm nương rẫy và săn bắn. Kon Tum có một nền văn hóa đa dạng, nhiều màu sắc của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Cuộc sống buôn làng của đồng bào các dân tộc với những phong tục tập quán riêng biệt, nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như: lễ hội cồng chiêng, lễ đâm trâu, bỏ mả, mừng lúa mới...
Kon Tum có một số chùa chiền, chủng viện, nhà thờ gỗ, được xây dựng từ lâu đời bên cạnh nhà rông truyền thống có lối kiến trúc độc đáo... Đến đây du khách sẽ thấy được sự hấp dẫn của một nền văn hóa Tây Nguyên, của các cảnh quan kỳ thú.
kon tum
Giao thông
Thị xã Kon Tum cách Tp. Buôn Ma Thuột 246km, cách Quy Nhơn 215km và cách Pleiku 49km. Đường quốc lộ 14 chạy dài từ tây Quảng Nam qua thị xã Kon Tum đi xuống Gia Lai - Đắk Lắk – Tp. Hồ Chí Minh; quốc lộ 24 nối Kon Tum với Quảng Ngãi.
Nguồn: http://manghoidap.vn/Gioi-thieu-ve-Tinh-Kon-Tum-9742.html

Nhà mồ Tây Nguyên - Kon Tum?

Vị trí: Nhà mồ Tây Nguyên có ở hầu hết các tỉnh Tây Nguyên.
Đặc điểm: Nhà mồ Tây Nguyên được xây cất theo phong tục tang lễ ở vùng Tây Nguyên, lúc đầu là chòi nhỏ sơ sài, sau đó một hoặc vài ba năm thân nhân gia đình người chết dựng lại nhà mồ mới khang trang, trang trí nhiều tượng gỗ.
Theo phong tục tang lễ của một số tộc người ở vùng Tây Nguyên, sau khi chôn người chết, người ta làm một chòi nhỏ sơ sài trên nấm mộ để che mưa che nắng cho người chết. Trong chòi thường đặt một số đồ dùng của người đã khuất.
Sau đó một hoặc vài ba năm, thân nhân gia đình người chết phá nhà mồ cũ, dựng nhà mồ mới khang trang hơn, kiên cố hơn, trang trí tượng gỗ, có hàng rào xung quanh nhà mồ.
Tục phá chòi, dựng nhà mồ mới của một số tộc người ở Tây Nguyên thường được tổ chức vào mùa xuân (mùa khô) và được coi như một lễ hội lớn (lễ bỏ mả) của dân bản. Người ta đưa đến nghĩa địa rượu, thịt, cá, các vật cúng tế. Thân nhân người quá cố và dân bản cùng vui mừng, ăn uống, nhảy múa trong một hay nhiều ngày bên nhà mồ để chia biệt vĩnh viễn người quá cố.
Tục bỏ nhà mồ theo quan niệm sau sự kiện này thì người sống hết trách nhiệm trông nom, thờ cúng cho người quá cố và được giải thoát mọi giàng buộc, nếu còn trẻ có thể lấy vợ (hoặc chồng) khác; còn người quá cố sẽ được đầu thai sang kiếp khác…
Một số hình ảnh
nhà mồ tây nguyên
nhà mồ tây nguyên
nhà mồ tây nguyên
Nguồn: http://manghoidap.vn/Nha-mo-Tay-Nguyen-Kon-Tum-9741.html

Làng Ba Na - Kon Tum?

Vị trí: Ở Tây Nguyên thuộc tỉnh Kon Tum.
Đặc điểm: Làng Ba Na là những nếp nhà sàn dựng trên nền đất hình vuông hay hình chữ nhật, cầu thang lên nhà thường là một thân cây gỗ, đục đẽo thành nhiều bậc khá công phu.
Dân tộc Ba Na là một trong ba dân tộc bản địa đông người nhất ở Tây Nguyên, họ sống nhiều nhất ở tỉnh Kon Tum. Ba Na Kon Tum là tên cộng đồng người Ba Na tập trung ở thị xã Kon Tum. Theo tiếng Ba Na thì Kon nghĩa là làng, Tum nghĩa là hồ, ao. Kon Tum là làng có nhiều ao, hồ.
Đến thăm làng Ba Na, du khách sẽ nhìn thấy những nếp nhà sàn dựng trên nền đất hình vuông hay hình chữ nhật, cầu thang lên nhà thường là một thân cây gỗ, đục đẽo thành nhiều bậc khá công phu. Người Ba Na là dân tộc đầu tiên ở Tây Nguyên biết dùng chữ viết trong đời sống và dùng trâu bò để cày ruộng. Tuy nhiên họ cũng chưa biết tổ chức cuộc sống khoa học, gạo chỉ giã đủ ăn từng ngày. Trước đây người Ba Na có truyền thống săn bắn giỏi, tới gia đình nào bạn cũng có thể nhìn thấy có vài cái nỏ bằng gỗ rất chắc.
Cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, giữa sàn nhà người Ba Na là bếp lửa luôn luôn đỏ than. Bếp cũng là trung tâm sinh hoạt của mọi thành viên trong gia đình.
Ðàn ông Ba Na thường có vết sẹo ở ngực. Ðó là vết tích do họ tự gây nên bằng cách lấy lửa hoặc than hồng dí vào ngực khi trong nhà có người chết, để tỏ lòng thương tiếc người quá cố.
Một số hình ảnh
làng ba na
làng ba na
làng ba na
http://manghoidap.vn/Lang-Ba-Na-Kon-Tum-9740.html

Ngục Kon Tum?

Vị trí: Nhà tù Kon Tum nằm ở phía tây thị xã Kon Tum.

Đặc điểm: Do người Pháp xây dựng để giam giữ tù chính trị, các chiến sỹ cách mạng của ta trong thời kỳ năm 1930 - 1931.

Đến năm 1975 khi chiến tranh kết thúc, nhà ngục Kon Tum trở thành di tích lịch sử của miền Nam Việt Nam. Sau bao năm hư hại, nay chỉ còn bia tưởng niệm và mộ của 8 liệt sỹ cách mạng. Ngục Kon Tum là một điểm tham quan di tích lịch sử cách mạng.

1975 khi chiến tranh kết thúc, nhà ngục Kon Tum trở thành di tích lịch sử của miền Nam Việt Nam. Sau bao năm hư hại, nay chỉ còn bia tưởng niệm và mộ của 8 liệt sỹ cách mạng.

Nhà ngục được Pháp xây dựng năm 1930, nằm ở phía bắc sông Đắk Bla, thuộc địa phận tổng Tân Hương, tỉnh Kon Tum (nay là thành phố Kon Tum). Tại Ngục Kon Tum, tháng 9.1930, chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Kon Tum được thành lập, do đồng chí Ngô Đức Đệ làm bí thư.

Ngục Kon Tum là nơi giam giữ tù chính trị bị địch đưa từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế về, đồng thời cũng là nơi cung cấp nhân công khai phá miền cao nguyên, mở đường 14. Tại Ngục Kon Tum đã từng nổ ra nhiều cuộc biểu tình của các chiến sĩ cộng sản, điển hình là cuộc biểu tình 12.12.1931 để phản đối việc bắt tù nhân đi làm đường ở Đắk Pok trong điều kiện vô cùng cực khổ. Cuộc biểu tình đã bị đàn áp làm 8 người chết, 8 người bị thương. Đến 16.12.1931, cuộc biểu tình chuyển sang biểu tình tuyệt thực. Để che đậy chính sách vô nhân đạo và tẩy sạch dấu vết cuộc đấu tranh của các chiến sĩ cách mạng, tháng 12.1935, nhà ngục được lệnh đóng cửa. Ngày 16.11.1988, được công nhận là di tích lịch sử.
Một số hình ảnh
ngục kon tum
ngục kon tum
ngục kon tum
Nguồn: http://manghoidap.vn/Nguc-Kon-Tum-9739.html

Chiến trường Đăk Tô - Tân Cảnh - Kon Tum?

Vị trí: Chiến trường Đắk Tô - Tân Cảnh thuộc huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum, cách thị xã Kon Tum 42km về phía bắc.
Đặc điểm: Nơi diễn ra trận đánh ác liệt trong chiến tranh chống Mỹ vào năm 1972.
Đắk Tô trở nên một địa danh quen thuộc đối với các cựu chiến binh Mỹ đã từng tham gia cuộc chiến tranh tại Việt Nam muốn trở lại thăm chiến trường xưa.
Du khách đến thăm quan sẽ thấy sừng sững giữa trung tâm thị trấn Đăk Tô đài tưởng niệm và tấm bia lớn ghi lại chiến tích lẫy lừng của chiến trường Đăk Tô - Tân Cảnh.
Cách Đắk Tô 5km về phía nam là đồi Charlie cũng là một di tích chiến trường xưa của tỉnh Kon Tum.
Một số hình ảnh
chiến trường đăk tô - tân cảnh
chiến trường đăk tô - tân cảnh
chiến trường đăk tô - tân cảnh
Nguồn: http://manghoidap.vn/Chien-truong-Dak-To-Tan-Canh-Kon-Tum-9738.html

Nhà rông Tây Nguyên - Kon Tum?

Vị trí: Nhà rông Tây Nguyên chỉ có ở những buôn làng bắc Tây Nguyên, đặc biệt ở Kon Tum.
Đặc điểm: Mỗi buôn, làng dựng một ngôi nhà sàn lớn được trang trí đẹp ở giữa buôn, làng gọi là nhà rông. Nhà rông là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng: lễ tết, hội làng, đám cưới, lễ cầu nguyện và là nơi hội họp của cả buôn làng già, trẻ, trai, gái.
Nhà rông của mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong kiến trúc, tạo dáng, trang trí hoa văn. Nhưng nhìn chung nhà rông vẫn là ngôi nhà to nhất, thường gấp ba, gấp bốn nhà thường, có mái nhọn xuôi dốc và được dựng trên những cột cây to, thường là tám cột bằng cây đại thụ, thẳng, chắc; mái nhọn lợp bằng lá gianh, phơi kỹ cho đến khi vàng óng. Trên những vì kèo được trang trí những hoa văn có màu sắc rực rỡ mang tính tôn giáo thờ phụng, những sự tích huyền thoại của dũng sĩ thuở xưa, những thú vật được cách điệu, những vật, những cảnh sinh hoạt gần gũi với cuộc sống buôn làng. Nổi bật trong trang trí nhà rông là hình ảnh thần mặt trời chói sáng.
Nhà rông càng to đẹp thì càng chứng tỏ buôn làng giàu có, mạnh mẽ.
Một số hình ảnh
nhà rông tây nguyên
nhà rông tây nguyên
nhà rông tây nguyên
Nguồn: http://manghoidap.vn/Nha-rong-Tay-Nguyen-Kon-Tum-9737.html

Những điểm du lịch ở Ninh Thuận?

Khu du lịch Vĩnh Hy

Vị trí: Vĩnh Hy thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.

Đặc điểm: Vĩnh Hy được ví như nơi nối rừng với biển. Nới đây có làng chài Vĩnh Hy cạnh đó là ốc đảo Vĩnh Hy quyến rũ bởi địa thế hiểm trở, một mặt là biển và 3 bề rừng núi bạt ngàn.

Tháp Hòa Lai

Vị trí: Tháp Hoà Lai thuộc địa phận thôn Ba Tháp, xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.

Đặc điểm: Tháp được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ 9, trước đây gồm có 3 tháp, nhưng còn lại 2 tháp là tháp Bắc và tháp Nam.

Tháp Pôrômê

Vị trí: Tháp Pôrômê thuộc thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.

Đặc điểm: Tháp Pôrômê được coi là một bản sao không hoàn hảo của tháp Pôklông Garai. Công trình là một tổng thể hai tháp: tháp chính thờ vua Pôrômê và tháp phụ thờ Hoàng Hậu.

Tháp Pôklông Garai

Vị trí:Tháp nằm ở phía tây thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận gần ga xe lửa mang tên ga Tháp Chàm, cách trung tâm thành phố khoảng 7km.

Đặc điểm: Tháp Pôklông Garai: được xem là trung tâm điểm rực rỡ nhất của nền văn minh Chăm, do vua Chế Mân chỉ đạo xây dựng từ cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14 đạt đỉnh cao trong kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc của dân tộc Chăm.

Làng du lịch Cà Ná

Vị trí: Làng du lịch Cà Ná nằm sát bờ biển, cách thành phố Phan Rang-Tháp Chàm 32km, cách thành phố Phan Thiết 114km.

Đặc điểm: Làng du lịch Cà Ná lưng dựa vào núi, mặt quay ra biển, rất thuận tiện cho du khách đi đường bộ và đường sắt.

Bãi tắm Ninh Chữ

Vị trí: Bãi tắm Ninh Chữ thuộc địa phận xã Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.

Đặc điểm: Bãi biển Ninh Chữ có chiều dài 10km, bờ biển hình vòng cung bằng phẳng.

Ninh Thuận

Diện tích: 3.363,1 km²
Dân số: 567,9 nghìn người (năm 2006)
Tỉnh lỵ: Thành phố Phan Rang -Tháp Chàm
Các huyện: Ninh Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn, Bác Ái, Thuận Bắc
Dân tộc: Việt (Kinh), Chăm, Ra Glai, Cơ Ho, Hoa.

Giới thiệu về Tỉnh Ninh Thuận?

Diện tích: 3.363,1 km²
Dân số: 567,9 nghìn người (năm 2006)
Tỉnh lỵ: Thành phố Phan Rang -Tháp Chàm
Các huyện: Ninh Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn, Bác Ái, Thuận Bắc
Dân tộc: Việt (Kinh), Chăm, Ra Glai, Cơ Ho, Hoa.
Điều kiện tự nhiên
Ninh Thuận là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, phía bắc giáp Khánh Hoà, phía tây giáp Lâm Đồng, phía nam giáp Bình Thuận và phía đông giáp biển Đông.
Ninh Thuận được bao bọc 3 mặt là núi: phía bắc và phía nam tỉnh là 2 dãy núi cao nhô ra sát biển, phía đông là vùng núi cao của tỉnh Lâm Đồng. Địa hình có 3 dạng: miền núi, đồng bằng, vùng ven biển. Tỉnh có 2 hệ thống sông chính: hệ thống sông Cái, bao gồm các sông nhánh như sông Mê Lam, sông Sắt, sông Ông, sông La, sông Quao... và hệ thống các sông suối nhỏ phân bố ở phía bắc và nam tỉnh như sông Trâu, sông Bà Râu.
Khí hậu: Ninh Thuận nằm trong khu vực có vùng khô hạn nhất nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng là khô nóng, gió nhiều và bốc hơi mạnh, không có mùa đông. Nhiệt độ trung bình năm 27ºC, lượng mưa trung bình 705mm và tăng dần theo độ cao lên đến 1.100mm ở vùng miền núi. Một năm ở đây có 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
ninh thuận
Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
Ninh Thuận đang hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như: nho, thuốc lá, mía, đường, bông, hành, tỏi và nuôi trồng thủy sản. Ninh Thuận là một trong số các ngư trường lớn của nước ta.
Ninh Thuận là một bức tranh hài hoà giữa đồng bằng, đồi núi và biển cả. Nằm trong cụm du lịch quốc gia thuộc tam giác Đà Lạt - Nha Trang - Phan Rang, Ninh Thuận có vườn quốc gia Núi Chúa và nhiều thắng cảnh đẹp như: bãi biển Ninh Chữ, bãi biển Cà Ná, đèo Ngoạn Mục, thủy điện Đa Nhim và di tích lịch sử quí giá là các tháp Chàm: Pôklông Garai, Pôrômê, Hoà Lai,... hầu như còn nguyên vẹn.
Đến thăm nơi đây du khách có thể tham gia nhiều loại hình du lịch: tắm biển, nghỉ dưỡng, du thuyền, leo núi, săn bắn, tham quan các di tích lịch sử, hoặc tham dự các lễ hội của người Chăm.
Diện tích: 3.363,1 km²  Dân số: 567,9 nghìn người (năm 2006) Tỉnh lỵ: Thành phố Phan Rang -Tháp Chàm Các huyện: Ninh Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn, Bác Ái, Thuận Bắc Dân tộc: Việt (Kinh), Chăm, Ra Glai, Cơ Ho, Hoa. Điều kiện tự nhiên Ninh Thuận là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, phía bắc giáp Khánh Hoà, phía tây giáp Lâm Đồng, phía nam giáp Bình Thuận và phía đông giáp biển Đông.  Ninh Thuận được bao bọc 3 mặt là núi: phía bắc và phía nam tỉnh là 2 dãy núi cao nhô ra sát biển, phía đông là vùng núi cao của tỉnh Lâm Đồng. Địa hình có 3 dạng: miền núi, đồng bằng, vùng ven biển. Tỉnh có 2 hệ thống sông chính: hệ thống sông Cái, bao gồm các sông nhánh như sông Mê Lam, sông Sắt, sông Ông, sông La, sông Quao... và hệ thống các sông suối nhỏ phân bố ở phía bắc và nam tỉnh như sông Trâu, sông Bà Râu. Khí hậu: Ninh Thuận nằm trong khu vực có vùng khô hạn nhất nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng là khô nóng, gió nhiều và bốc hơi mạnh, không có mùa đông. Nhiệt độ trung bình năm 27ºC, lượng mưa trung bình 705mm và tăng dần theo độ cao lên đến 1.100mm ở vùng miền núi. Một năm ở đây có 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch Ninh Thuận đang hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như: nho, thuốc lá, mía, đường, bông, hành, tỏi và nuôi trồng thủy sản. Ninh Thuận là một trong số các ngư trường lớn của nước ta. Ninh Thuận là một bức tranh hài hoà giữa đồng bằng, đồi núi và biển cả. Nằm trong cụm du lịch quốc gia thuộc tam giác Đà Lạt - Nha Trang - Phan Rang, Ninh Thuận có vườn quốc gia Núi Chúa và nhiều thắng cảnh đẹp như: bãi biển Ninh Chữ, bãi biển Cà Ná, đèo Ngoạn Mục, thủy điện Đa Nhim và di tích lịch sử quí giá là các tháp Chàm: Pôklông Garai, Pôrômê, Hoà Lai,... hầu như còn nguyên vẹn.  Đến thăm nơi đây du khách có thể tham gia nhiều loại hình du lịch: tắm biển, nghỉ dưỡng, du thuyền, leo núi, săn bắn, tham quan các di tích lịch sử, hoặc tham dự các lễ hội của người Chăm.  Dân tộc, tôn giáo Là tỉnh có đông người Chăm sinh sống, Ninh Thuận mang đậm màu sắc văn hóa của dân tộc Chăm. Nền văn hóa ấy được thể hiện qua chữ viết, trang phục dân tộc, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, nghề gốm, dệt thổ cẩm. Nghệ thuật dân ca và múa Chăm đã trở thành di sản quí giá của nền văn hóa Việt Nam. Phong tục tập quán theo chế độ mẫu hệ của người Chăm vẫn được đồng bào địa phương gìn giữ và lưu truyền đến ngày nay. Đến nay, người Chăm vẫn giữ các nghi lễ như: lễ khai mương, đắp đê, lễ chặn đầu nguồn sông, lễ mừng lúa non, lễ xuống gặt, lễ mừng cơm mới... Đặc biệt một bộ phận người Chăm vẫn sống bằng nghề đánh cá, mà tục thờ cá voi ở tất cả các tỉnh ven biển ngày nay, chính là bắt nguồn từ tín ngưỡng của người Chăm. Giao thông Thành phố Phan Rang nằm trên giao điểm của 3 trục giao thông chiến lược là đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A, đường số 27 lên Đà Lạt (Lâm Đồng), Đắk Lắk (Buôn Ma Thuột). Thành phố Phan Rang cách Nha Trang 105km, Đà Lạt 110km, Tp. Hồ Chí Minh 350km và Hà Nội 1.382km.
Dân tộc, tôn giáo
Là tỉnh có đông người Chăm sinh sống, Ninh Thuận mang đậm màu sắc văn hóa của dân tộc Chăm. Nền văn hóa ấy được thể hiện qua chữ viết, trang phục dân tộc, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, nghề gốm, dệt thổ cẩm. Nghệ thuật dân ca và múa Chăm đã trở thành di sản quí giá của nền văn hóa Việt Nam. Phong tục tập quán theo chế độ mẫu hệ của người Chăm vẫn được đồng bào địa phương gìn giữ và lưu truyền đến ngày nay.
Đến nay, người Chăm vẫn giữ các nghi lễ như: lễ khai mương, đắp đê, lễ chặn đầu nguồn sông, lễ mừng lúa non, lễ xuống gặt, lễ mừng cơm mới... Đặc biệt một bộ phận người Chăm vẫn sống bằng nghề đánh cá, mà tục thờ cá voi ở tất cả các tỉnh ven biển ngày nay, chính là bắt nguồn từ tín ngưỡng của người Chăm.
ninh thuận
Giao thông
Thành phố Phan Rang nằm trên giao điểm của 3 trục giao thông chiến lược là đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A, đường số 27 lên Đà Lạt (Lâm Đồng), Đắk Lắk (Buôn Ma Thuột). Thành phố Phan Rang cách Nha Trang 105km, Đà Lạt 110km, Tp. Hồ Chí Minh 350km và Hà Nội 1.382km.
Nguồn: http://manghoidap.vn/Gioi-thieu-ve-Tinh-Ninh-Thuan-9800.html

Tháp Pôklông Garai - Ninh Thuận?

Vị trí:Tháp nằm ở phía tây thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận gần ga xe lửa mang tên ga Tháp Chàm, cách trung tâm thành phố khoảng 7km.
Đặc điểm: Tháp Pôklông Garai: được xem là trung tâm điểm rực rỡ nhất của nền văn minh Chăm, do vua Chế Mân chỉ đạo xây dựng từ cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14 đạt đỉnh cao trong kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc của dân tộc Chăm.
Ðây là một nhóm gồm 6 tháp nay còn lại 4 tháp tương đối nguyên vẹn.
Tháp chính thờ vua Pôklông Garai (1151 - 1205). Ông đã có nhiều công lao to lớn đối với dân tộc Chăm ở vùng đất phía nam mới được khai khẩn, nhất là trên lĩnh vực thuỷ lợi (đập Nha Trinh, đập Sông Cấm ở phía tây Phan Rang). Hơn thế nữa dưới triều vua Pôklông Garai trị vì, đất nước Chăm được hưng thịnh, nhân dân được ấm no. Theo truyền thuyết, đây là ông vua bị bệnh hủi nhưng rất dũng cảm.
Tháp này còn khá nguyên vẹn có hình tứ giác. Tháp cao 21,59m. Trong quá trình khai quật nghiên cứu và tu sửa tháp trước kia người Pháp đã tìm thấy một số bát bằng vàng, bạc và đồ trang sức. Gần đầy khi tu sửa tháp, ngành khảo cổ Việt Nam cũng tìm thấy một số bát vàng.
Ở mỗi cạnh, mỗi tầng và mỗi mặt của từng tháp được trang trí bằng các họa tiết đá, gốm với đủ loại hình người, hình đuôi rồng, hình lá, hình bò thần...
Tháp Pôklông Garai còn lại tương đối nguyên vẹn, quý và hiếm trên đất nước ta và trên thế giới về loại hình kiến trúc này và đã được Bộ Văn hóa thông tin công nhận di tích năm 1979.
Một số hình ảnh
tháp pôklông garai
tháp pôklông garai
tháp pôklông garai
Nguồn: http://manghoidap.vn/Thap-Poklong-Garai-Ninh-Thuan-9799.html

Tháp Pôrômê - Ninh Thuận?

Vị trí: Tháp Pôrômê thuộc thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Đặc điểm: Tháp Pôrômê được coi là một bản sao không hoàn hảo của tháp Pôklông Garai. Công trình là một tổng thể hai tháp: tháp chính thờ vua Pôrômê và tháp phụ thờ Hoàng Hậu.
Tháp Pôrômê toạ lạc trên một ngọn đồi cao, cách thị xã Phan Rang - Tháp Chàm 15km về phía nam. Tháp được xây dựng ở đất Champa vào cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17. Mặt chính của tháp quay về hướng đông, trên cửa chính có các tầng hình vòng cung, dưới các hình vòng cung được trang trí bởi hình tượng thánh Siva và hình ngọn lửa, ở các cửa giả có hình các vị thần bằng đá trong tư thế ngồi, khuôn mặt các vị thần mang đậm nét bản địa. Tháp có ba tầng mái tuân theo mẫu cổ, mỗi tầng có 4 tháp góc, trên đỉnh mỗi tháp góc có trang trí búp sen bằng đá và hình ngọn lửa trang trí ở 4 góc. Trong mỗi hốc giả là hình ảnh một vị thần đang ngồi chắp tay trong tư thế cầu nguyện. Bên trong tháp chính có thờ hình tượng vua Pôrômê được tạo từ một Linga có 8 tay. Bên góc lối đi vào tháp có tượng thần bò Nadin được tạc từ một phiến đá xanh đen. Công trình ở phía sau tháp là nơi thờ hoàng hậu. Khu mộ táng của vua Pôrômê rất gần với công trình phụ này. Ðây là nơi chôn cất do chính vua Pôrômê chọn. Năm 1992, tháp Pôrômê đã được công nhận di tích.
Một số hình ảnh
tháp pôrômê
tháp pôrômê
tháp pôrômê
Nguồn: http://manghoidap.vn/Thap-Porome-Ninh-Thuan-9797.html

Tháp Hòa Lai - Ninh Thuận?

Vị trí: Tháp Hoà Lai thuộc địa phận thôn Ba Tháp, xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
Đặc điểm: Tháp được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ 9, trước đây gồm có 3 tháp, nhưng còn lại 2 tháp là tháp Bắc và tháp Nam.
Tháp Bắc có 4 trụ bổ tường, mỗi trụ được trang trí rất đẹp, phía dưới các trụ còn thể hiện những mảng điêu khắc đẹp và hình tượng chim Garuda giang rộng cánh. Trên mỗi đầu các trụ bổ của các mái chìa có các diềm mũ để trang hoàng. Các cửa giả được trang trí với những vòng cung và những hình người được thể hiện trong tư thế ngồi. Hình thức trang trí ở tháp Nam đơn giản hơn, cũng có 4 trụ bổ tường với những đường nét bên dưới và những diềm mũ với các hoa văn trang trí ở mái chìa, các cửa giả được trang trí vòng cung lớn nhưng không tỉ mỉ như tháp Bắc. Tháp có 3 tầng mái, mỗi tầng có một hốc giả trang trí bởi các vòng cung. Các tháp này sau một thời gian dài bỏ phế, người Chăm đã không cúng bái. Nay tháp đang được trùng tu và bảo quản.
Một số hình ảnh
tháp hòa lai
tháp hòa lai
tháp hòa lai
Nguồn: http://manghoidap.vn/Thap-Hoa-Lai-Ninh-Thuan-9796.html

Khu du lịch Vĩnh Hy - Ninh Thuận?

Vị trí: Vĩnh Hy thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
Đặc điểm: Vĩnh Hy được ví như nơi nối rừng với biển. Nới đây có làng chài Vĩnh Hy cạnh đó là ốc đảo Vĩnh Hy quyến rũ bởi địa thế hiểm trở, một mặt là biển và 3 bề rừng núi bạt ngàn.
Khởi hành từ thị xã Phan Rang theo tỉnh lộ 702, du khách sẽ luồn qua những cung đèo xuyên rừng mai và khộp lá vàng, đặc trưng cho khí hậu khô nóng miền cực nam. Đâu đó một làng chài ẩn hiện, xóa tan sự tĩnh mịch của núi rừng.
Du khách có thể thám hiểm vịnh Vĩnh Hy với một chiếc thuyền nhẹ, chở được 4 người. Chèo thuyền men theo vách núi ăn ra sát biển, khách sẽ thăm thú được toàn bộ vịnh. Giữa làn nước trong xanh tĩnh lặng, từng đàn cá cơm bạo dạn bơi lội quanh thuyền. Xa xa về phía nam là những doi cát chạy dài, ôm cong bờ biển.
Sau khi thám hiểm, du khách có thể thả mình trong bãi tắm hoang sơ, vắng vẻ hoặc vào làng chài và tìm hiểu sinh hoạt của họ với những nghề làm mắm, hấp cá và cùng ngư dân kéo lưới, thưởng thức các đặc sản biển.
Rời vịnh, vượt qua 1 cầu treo và sau 15 phút đi bộ, khách sẽ gặp khu bảo tồn thiên nhiên Núi Chúa. Chuyến du khảo thú vị sẽ đưa du khách đến với làn nước mát lạnh của suối Lồ Ô, bắt nguồn từ những dòng nhỏ, luồn lách trong các khe rừng rồi chụm lại đây. Hai bên suối là các phiến đá bằng phẳng, được che mát bởi những tán cổ thụ rậm rạp. Vào những ngày quang đãng, ánh sáng mặt trời bị khúc xạ bởi bọt nước trong không trung tạo nên cầu vồng rất kỳ thú.
Một số hình ảnh
khu du lịch vĩnh hy
khu du lịch vĩnh hy
khu du lịch vĩnh hy
Nguồn: http://manghoidap.vn/Khu-du-lich-Vinh-Hy-Ninh-Thuan-9794.html

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Những điểm du lịch ở Bình Định?

Suối nước nóng Hội Vân

Vị trí: Thuộc xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 50km về phía tây bắc.

Đặc điểm: Hội Vân là một suối khoáng nóng có giá trị đối với việc điều dưỡng chữa các bệnh như thấp khớp, tim mạch, các bệnh ngoài da.

Bãi tắm Hoàng Hậu

Vị trí: Nằm trong khu Ghềnh Ráng, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 3km về phía đông nam.

Đặc điểm: Đây là bãi tắm được đánh giá là đẹp nhất ở tỉnh Bình Định.

Thắng cảnh Ghềnh Ráng

Vị trí: Nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 3km về phía đông nam.

Đặc điểm: Ghềnh Ráng đã được Bộ văn hóa thông tin xếp hạng là di tích Quốc gia năm 1991 và được đánh giá là danh lam thắng cảnh bậc nhất của tỉnh Bình Ðịnh.

Thành cổ Hoàng Đế

Vị trí: Thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, cách thành phố Qui Nhơn 27km về hướng tây bắc.

Đặc điểm: Thành được xây dựng vào cuối thế kỷ 10, dưới triều đại vua Yangpuku Vijaya.

Tháp Đôi

Vị trí: Tháp nằm cạnh cầu Ðôi, thuộc địa phận phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Đặc điểm: Tháp Ðôi còn có tên gọi là tháp Hưng Thạnh, gồm hai ngọn tháp đứng song song với nhau, một tháp cao 20m và một tháp cao 18m.

Tháp Cánh Tiên

Vị trí: Tháp Cánh Tiên nằm giữa thành Ðồ Bàn, thuộc làng Nam An, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, cách thành phố Qui Nhơn 27km về hướng tây bắc.

Đặc điểm: Tháp xây trên một đỉnh đồi cao chừng vài chục thước, thờ bà Nữ Thần Y A Na.

Tháp Bánh Ít

Vị trí: Thuộc xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, trên đỉnh một quả đồi nằm giữa 2 nhánh sông Côn là Tân An và Cầu Gành, bên cạnh quốc lộ 1A, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20km.

Đặc điểm: Đây là một quần thể gồm 4 tháp, đứng nhìn từ xa trông giống như chiếc bánh ít nên gọi là tháp Bánh Ít.

Chùa Long Khánh

Vị trí: Số 141 đường Trần Cao Vân, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Đặc điểm: Được xây dựng dưới thời vua Lê Dụ Tông (thế kỷ 18), chùa Long Khánh là nơi truyền bá tín ngưỡng Phật giáo trong vùng thời bấy giờ.

Du lịch Hầm Hô

Vị trí: Hầm Hô nằm ở hạ lưu sông Kút, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cách Tp. Qui Nhơn khoảng 55km về hướng tây bắc.

Đặc điểm: Thắng cảnh này hấp dẫn du khách bởi nó tạo ra sự hiếu kỳ về một chuỗi vô tận của thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ.

Tháp Dương Long

Vị trí: Tháp Dương Long thuộc xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Đặc điểm: Tháp Dương Long còn có tên là tháp Ngà, gồm 3 tháp, tháp giữa cao 24m, hai tháp hai bên cao 22m. Ðây là một trong những cụm tháp đẹp nhất còn lại của miền Trung Việt Nam.

Bảo tàng Quang Trung

Vị trí: Bảo tàng Quang Trung thuộc làng Kiên Mỹ, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cách Tp. Qui Nhơn 45km.

Đặc điểm: Bảo tàng Quang Trung lưu giữ các hiện vật về những chiến tích của vua Quang Trung và trình diễn Nhạc võ Tây Sơn - một môn võ truyền thống của Bình Định.

Bình Định
Diện tích: 6039,6 km²
Dân số: 1.566,3 nghìn người (năm 2006)
Tỉnh lỵ: Thành phố Quy Nhơn.
Các huyện: An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Vân Canh, An Nhơn, Tuy Phước.
Dân tộc: Việt (Kinh), Chăm, Ba Na, Hrê.

Giới thiệu Tỉnh Bình Định?

Diện tích: 6039,6 km²
Dân số: 1.566,3 nghìn người (năm 2006)
Tỉnh lỵ: Thành phố Quy Nhơn.
Các huyện: An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Vân Canh, An Nhơn, Tuy Phước.
Dân tộc: Việt (Kinh), Chăm, Ba Na, Hrê.
Điều kiện tự nhiên
Là một tỉnh duyên hải miền Trung, phía bắc giáp Quảng Ngãi, phía tây giáp Gia Lai, phía nam giáp Phú Yên, phía đông giáp biển Đông. Địa hình Bình Định đa dạng có vùng núi, vùng giáp núi, vùng đồng bằng và vùng bãi bồi ven biển. Bờ biển Bình Định dài hơn 100km với nhiều đảo lớn, nhỏ ngoài khơi. Nhiệt độ trung bình cả năm là 26ºC - 28ºC. Lượng mưa trung bình năm là 1.700 – 1.800mm. Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12, tập trung 70 - 80% lượng mưa cả năm.
bình định
Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
Bình Định có nhiều đặc sản nổi tiếng gần xa như: tơ lụa, yến sào, tôm, cá, gỗ quí, trầm hương, dầu thực vật, gạo, đá ốp lát và hàng thủ công mỹ nghệ. Bình Ðịnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn rất phong phú để phát triển du lịch. Có bờ biển dài với nhiều vũng, vịnh, bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh như: Ghềnh Ráng, Bán đảo Phương Mai, bãi tắm Hoàng Hậu, Tam Quan, Ðảo Yến, Quy Hòa, Bãi Dài…. Có suối nước nóng Hội Vân thuộc huyện Phù Cát.
bình định
Dân tộc, tôn giáo
Bình Định là tỉnh có nền văn hóa lâu đời, nơi đây còn lữu giữ nhiều di tích kiến trúc văn hóa của người Chăm, đặc biệt là thành cổ Trà Bàn, nơi đã từng là cố đô của vương triều Chămpa. Các cụm thác Chàm có kiến trúc độc đáo như : tháp Dương Long, Bánh Ít, Cánh Tiên, tháp Đôi. Bình Định là quê hương của người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ đã từng vào Nam đánh tan quân xâm lược Xiêm ở Xoài Mút, ra Bắc phá tan 29 vạn quân Thanh thống nhất đất nước. Bình Định còn là một cái nôi của nghệ thuật tuồng, dân ca bài chòi, của điệu múa trống trận Quang Trung độc đáo và môn phái võ Tây Sơn, thể hiện tính cách và sức sống mãnh liệt của người dân vùng đất này.
bình định
Giao thông
Cách thủ đô Hà Nội 1.065km, cách Tp. Hồ Chí Minh 680km, Bình Định có đường giao thông thuận tiện, quốc lộ 1A chạy qua tỉnh, quốc lộ 19 nối Quy Nhơn với các tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai và Kon Tum. Tàu Thống Nhất dừng tại ga Diêu Trì cách Quy Nhơn 11km. Sân bay Phù Cát cách Quy Nhơn 36km về phía bắc. Hiện nay ngày nào cũng có chuyến bay Quy Nhơn – Tp. Hồ Chí Minh và ngược lại. Cảng biển Quy Nhơn là một cảng lớn của khu vực Nam Trung bộ.
Nguồn: http://manghoidap.vn/Gioi-thieu-Tinh-Binh-Dinh-9617.html

Bảo tàng Quang Trung - Bình Định?

Vị trí: Bảo tàng Quang Trung thuộc làng Kiên Mỹ, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cách Tp. Qui Nhơn 45km.
Đặc điểm: Bảo tàng Quang Trung lưu giữ các hiện vật về những chiến tích của vua Quang Trung và trình diễn Nhạc võ Tây Sơn - một môn võ truyền thống của Bình Định.
Nguyễn Huệ là một anh hùng dân tộc có công dẹp loạn trong nước và đánh đuổi quân xâm lược từ ngoài vào. Năm 1788, ông thống lĩnh đại quân từ Phú Xuân (Huế) hành quân 35 ngày đêm ra Bắc đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, giải phóng Thăng Long (nay là Hà Nội). Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế hiệu là Quang Trung.
Ðến bảo tàng Quang Trung, du khách được xem Nhạc võ Tây Sơn do cô gái - cháu chín đời của Quang Trung - Nguyễn Huệ biểu diễn
bảo tàng quang trung
Được khởi công xây dựng năm 1978 trên một khuôn viên rộng 95.000m² với lối kiến trúc vừa cổ kính, vừa hiện đại, bảo tàng Quang Trung là một không gian văn hoá bao gồm: khu vực bảo tàng, điện thờ Tây Sơn Tam kiệt, tượng đài Hoàng đế Quang Trung, nhà biểu diễn nhạc võ Tây Sơn, nhà rông văn hoá các dân tộc Tây Nguyên...

Khu vực bảo tàng bao gồm 9 phòng trưng bày với những chủ đề khác nhau, lưu giữ hàng nghìn tư liệu, hiện vật quý xuyên suốt qua các thời kỳ phát triển của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung (1771 - 1789). Nguyễn Huệ là một anh hùng dân tộc có công dẹp loạn trong nước và đánh đuổi quân xâm lược. Năm 1788, ông thống lĩnh đại quân từ Phú Xuân (Huế) hành quân 35 ngày đêm ra Bắc đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, giải phóng Thăng Long (nay là Hà Nội). Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế hiệu là Quang Trung. Đến với bảo tàng Quang Trung, du khách sẽ được nghe thuyết minh, giới thiệu về những chiến tích lẫy lừng và chiêm ngưỡng những hiện vật quan trọng in đậm chiến công hiển hách của các vị anh hùng áo vải như trống trận, cồng chiêng, ấn tín hay 18 loại binh khí thô sơ giúp nghĩa quân Tây Sơn đi từ chiến thắng 5 vạn quân Xiêm trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút đến trận đánh 29 vạn quân Thanh. Trên các bức tường còn khắc ghi tên, tuổi, quê quán của các quan văn, quan võ dưới triều đại Tây Sơn. Ngoài ra du khách còn được ngắm sắc phục đã được lưu giữ hàng trăm năm qua của các vị quan này.
bảo tàng quang trung
Sau khi vượt qua cầu Cảnh, du khách sẽ đến điện thờ Tây Sơn Tam kiệt và các văn thần võ tướng nhà Tây Sơn được xây dựng trên chính ngôi nhà thuở sinh thời của ba anh hùng áo vải. Nơi đây ba anh em nhà Tây Sơn cất tiếng khóc chào đời, lớn lên và trở thành những lãnh tụ kiệt xuất của phong trào Tây Sơn. Đây cũng chính là nơi thờ thân sinh của ba anh em nhà Tây Sơn là ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng. Điện Tây Sơn tuy nhỏ nhưng trang nghiêm. Trước sân rộng có cổng tam quan, tiếp đó là nhà bia ghi công lao của Quang Trung - Nguyễn Huệ viết bằng chữ quốc ngữ. Chính điện gồm ba gian, gian giữa thờ Quang Trung - Nguyễn Huệ, có bức tranh ông cưỡi ngựa đặt trong khung kính, gian bên trái thờ Nguyễn Nhạc, gian bên phải thờ Nguyễn Lữ. Hai đầu hồi là ban thờ các văn thần võ tướng nhà Tây Sơn như: Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng, Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở, Trần Văn Kỷ… Hiện nay trong khu vườn cũ của gia đình anh em Tây Sơn vẫn còn lại hai di tích cực kỳ quý giá là cây me cổ thụ và giếng nước xưa, tương truyền có từ thời Hồ Phi Phúc. Cây me cổ thụ nằm bên trái điện Tây Sơn cành lá xum xuê che mát cả một góc vườn, có chu vi gốc cây tới 3,5m. Bên phải điện Tây Sơn là giếng nước, đường kính 0,9m, trước đây xây bằng đá ong và không sâu như bây giờ. Sau này dân làng vét sâu thêm và xây thành giếng cao hơn mặt đất 0,8m để làm giếng chung cho cả làng. Tới đây, du khách có thể ngồi nghỉ dưới gốc cây me, múc nước giếng mát uống để tăng thêm nhuệ khí hào hùng như những người anh hùng thuở trước.
bảo tàng quang trung
Một điều mà du khách không thể bỏ qua khi đến với bảo tàng Quang Trung là thưởng thức nhạc võ Tây Sơn với một bộ 12 trống tượng trưng cho 12 con giáp. Một bài trống gồm ba hồi: xuất quân xung trận, hãm thành và ca khúc khải hoàn. Khi nghe bài trống này, du khách sẽ cảm thấy cảnh mưa rào thác đổ, khi nhặt khi khoan, khi dồn dập bức tim, khi hào hùng phấn chấn. Tương truyền ngày xưa, nhạc võ được đánh để kích thích tinh thần của nghĩa quân Tây Sơn. Ngoài ra, du khách còn được xem những màn biểu diễn võ cổ truyền độc đáo, thưởng thức văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên với nhiều tiết mục múa đặc sắc, gợi nhớ lại những ngày đầu anh em nhà Tây Sơn khởi nghiệp từ vùng thượng đạo An Khê (Gia Lai).
bảo tàng quang trung
Về thăm Bảo tàng Quang Trung, du khách sẽ như được ngược dòng lịch sử để sống với tinh thần thượng võ, anh hùng, nghĩa hiệp, ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất, giữ gìn quê hương, đất nước qua lịch sử oai hùng của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn và những chiến công hiển hách, lừng lẫy của Quang Trung – Nguyễn Huệ.
bảo tàng quang trung
Hàng năm cứ vào ngày 5/1 âm lịch, nhân dân quanh vùng lại tụ hội về bảo tàng để làm lễ tưởng niệm người anh hùng dân tộc Quang Trung (hay còn gọi là ngày lễ Đống Đa).
Nguồn: http://manghoidap.vn/Bao-tang-Quang-Trung-Binh-Dinh-9614.html

Tháp Dương Long - Bình Định?

Vị trí: Tháp Dương Long thuộc xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Đặc điểm: Tháp Dương Long còn có tên là tháp Ngà, gồm 3 tháp, tháp giữa cao 24m, hai tháp hai bên cao 22m. Ðây là một trong những cụm tháp đẹp nhất còn lại của miền Trung Việt Nam.
Từ quốc lộ 1A, tới Gò Găng, cách Tp. Qui Nhơn 40km và Tp. Ðà Nẵng 270km, rẽ theo hướng tây vào sân bay Phú Cát, trước cổng sân bay, rẽ trái, đi tiếp chừng 9km nữa là tới.
Phần thân tháp xây gạch, các góc được ghép những tảng đá lớn và các trang trí điêu khắc đều bằng đá. Cửa tháp quay hướng đông và được nâng lên khá cao, chừng khoảng 1,5m và khung cửa là những khối đá lớn. Nửa phần trên của tháp gần như là những khối đá lớn xếp chồng lên nhau rất khéo. Ở các góc là những mảng chạm lớn với hình những con vật chim thần: Garuda, Voi, Đại bàng... Các mặt phẳng của tường được phủ nhiều bức phù điêu lớn có hình lá đề, mô tả cảnh múa hát, tu sĩ. Những người này được thể hiện có đầu tương đối lớn, đội mũ có chỏm cao. Ðặc biệt là những đỉnh tháp ở đây là những bông sen vĩ đại với nhiều lớp cánh hoa hơi hướng lên trên.
tháp dương long
Mọi chi tiết trang trí ở tháp này đều rất lớn, trổ trên sa thạch, đường nét rõ ràng và còn giữ được rất tốt. Chỉ riêng những khối đá lớn trên mái đã bị xô lệch nhiều.
Tháp Bắc hiện đã bị hư hại nhiều nhưng vẫn còn rõ hình hài và cấu trúc. Khác với các tháp còn lại ở Bình Định, nền móng có bình đồ hình vuông, mỗi cạnh rộng chừng 12m, nhưng được tạo bởi nhiều đường gấp khúc nên giống như một hình đa giác. Tháp cao tới gần 30m, chia làm ba phần rõ rệt. Đế tháp cao vững chắc, thân tháp cao vút, trên mặt tường trang trí các trụ ốp để trơn nâng toàn bộ mái tháp. Cửa chính tuy đã bị sạt lở nhưng căn cứ vào dấu vết còn lại và nhưng tư liệu gián tiếp có thể thấy vòm cửa được tạo dáng hình mũi lao tù vút lên phía trên với nhiều lớp liên tiếp chồng khít lên nhau. Hai trụ cửa làm bằng đá trên đầu được trang trí tượng thần Garuda chân quắp hai đầu rắn. Các cửa giả mô phỏng cửa chính nhưng nhỏ hơn. Thay vì hình Garuda, trên đỉnh trụ trang trí hình lá nhĩ, vòng ngoài là thân rắn uốn quanh, bên trong là mặt Kala giữ tợn, miệng khạc ra rắn bảy đầu trong tư thế uốn lượn rất sinh động. Diềm đá ngăn cách thân và mái được chạm khắc tinh vi thể hiện hình voi và sư tử mỗi con một tư thế như vừa chạy vừa đùa giỡn kết thành dải chạy vòng quanh. đường chạm khắc mềm mại, uyển chuyển, nhịp nhàng trông rất sống động. Bộ mái có cấu trúc bốn tầng nhỏ dần về phía trên và kết thúc bằng một búp sen lớn trên đỉnh tháp. Diềm ngăn cách giữa các tầng và ô khám chính giữa mỗi tầng đều được ghép bằng đá nguyên khối.
tháp dương long
So với tháp Bắc, tháp Nam còn tương đối nguyên vẹn. Kích thước gần như tương đương với tháp Bắc. Hai tháp tạo thành thế đối xứng xuyên qua tháp chính. Về cấu trúc tháp Nam cũng không khác so với tháp Bắc. Duy có mô tiếp trang trí thì hầu như ít lặp lại những chủ đề đã thể hiện ở tháp Bắc, đặc biệt là dải trang trí quanh diềm mái. Trên giải giữa hoa văn trang trí là những bầu vú tròn trịa được chạm nổi xếp đều đặn sát cạnh nhau chạy vòng quanh tháp. Dải phía trên là phù điêu các đạo sĩ ngồi thiền trong khung lá đề và dải dưới cùng là hình người, sư tử và những con vật kì dị dạng đan xen với những ô trám kết giải, giữa có bông hoa nở cách xòe đối xứng. Trên các tầng mái, diềm bao quanh cũng được trang trí. Mỗi tầng thể hiện một cảnh khác nhau. Có thể thấy ở đây hình voi, sư tử , bò thần Nadin, mặt Kala, rắn thần Naga…Nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ đã đạt tới trình độ điêu luyện. Các đề tài thể hiện vừa hoành tráng, lộng lẫy, vừa tinh tế, mềm mại. Những con vật và họa tiết trang trí vừa sống động chân thực vừa huyền ảo kì bí.

Lớn hơn cả và giữ vị trí trung tâm của quần thể kiến trúc là tháp Giữa. Về cấu trúc, tháp không khác hai tháp nhỏ nhưng cao vượt hẳn lên. Theo số liệu của học giả người Pháp H. Parmentier thì tháp cao tới 39m, nhưng hiện trạng đo được 36m. Là tháp chính và có kích thước lớn nhưng tháp Giữa trang trí không cầu kì như hai tháp nhỏ.
tháp dương long
Căn cứ vào mặt bằng đế tháp và phong cách nghệ thuật, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tháp Dương Long tuy vẫn còn mang nhiều đặc trưng của tháp Champa nhưng đã chịu ảnh hưởng khá đậm của nghệ thuật Kh’mer. Trong lịch sử Champa giai đoạn từ đầu thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XIII đất nước liên tục phải chiến đấu chống lại những cuộc tiến công của Tchenla (Chân lạp). Vùng đất Vijaya đã từng bị sáp nhập vào lãnh thổ của người Kh’mer trong thời gian tương đối dài. Có khả năng tháp được xây dựng vào thời kì Champa bị người Kh’mer đô hộ, nghĩa là trong khoảng thế kỷ XII-XIII. Nhìn trong bố cục tổng thể cũng như xem xét chi tiết từng tháp, cụm tháp Dương Long là một quần thể kiến trúc bề thế và có thể nói là đẹp nhất trong số các tháp Champa còn lại ở miền Trung. Vẻ đẹp của di tích càng được tôn lên nhờ cảnh quan xung quanh.

Cách đây gần một thế kỷ, trong tác phẩm Monuments Kiams de la province de Bình Định (các di tích Chàm của tỉnh Bình Định), học giả người Pháp Ch. Lemire đã có một đoạn mô tả về tháp Dương Long khá chi tiết, theo đó, ba tòa tháp được xây cất trên một quả đồi với một cánh rừng xoài và mít tuyệt đẹp. Cảnh trí giờ đây đã thay đổi nhiều nhưng vẻ đẹp lộng lẫy của tháp Dương Long vẫn còn đó.

Dương Long là địa điểm hấp dẫn với tất cả những ai có dịp thăm quan các di tích Bình Định. Đến đây du khách không những được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì vĩ và huyền ảo của những tòa tháp cổ mà còn có dịp ghé thăm di tích những trung tâm sản xuất gốm lớn trước đây của người Chăm. Đó là trung tâm gốm Gò Hời và Gò Cây Ké.
Nguồn: http://manghoidap.vn/Thap-Duong-Long-Binh-Dinh-9612.html

Du lịch Hầm Hô - Bình Định?

Vị trí: Hầm Hô nằm ở hạ lưu sông Kút, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cách Tp. Qui Nhơn khoảng 55km về hướng tây bắc.
Đặc điểm: Thắng cảnh này hấp dẫn du khách bởi nó tạo ra sự hiếu kỳ về một chuỗi vô tận của thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ.
Hạ lưu dòng sông Kút có dòng Hầm Hô dài 1.000m quanh năm xanh biếc.
Hai bên bờ Hầm Hô là rừng cây rợp bóng cùng những vách núi dựng đứng như lá chắn. Dọc sông là những dãy đá hoa cương nhiều hình thù kỳ dị, nhấp nhô. Địa bàn này còn có tên gọi là “Hầm Hô thạch trụ” với những danh lam Đá Thành, Đá Bàn Cờ, Đá Chùm, Đá Dựng, Đá Trái, Cửa Sanh - Cửa Tử, thác Cá Bay, Dấu chân khổng lồ...
Theo người dân địa phương, mùa xuân là thời điểm đẹp nhất trong năm nếu muốn đến vãn cảnh Hầm Hô. Vào những ngày cuối đông, trời vẫn còn se lạnh, hàng nghìn du khách nối chân nhau trên lối mòn ngoằn ngoèo dọc suốt bên sông. Khách mua vé thuyền 5.000đồng/người/lượt để đi tới Bờ Đập. Sau đó, ngược dòng sông qua những thắng cảnh lộng lẫy như Vực Sặc, Vực Bà, Vực Hòm, Đá Cháy, Thác Hai, Thác Ba, Đỉnh Sương Mù, Làng Cát... cũng như những nơi tận cùng dòng sông Kút.
Để tự mình khám phá Hầm Hô và dòng sông Kút, bạn nên đi theo ít nhất là 2 người dân bản địa với 50.000đồng/người/ngày công, bao ăn uống. Ngành du lịch địa phương đang nghĩ tới một đường cáp treo dọc bờ sông Kút để du khách chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của núi rừng, nét quanh co uốn khúc của dòng sông, không gian mát dịu cùng ánh trăng rừng.
Một số hình ảnh
du lịch hầm hô
du lịch hầm hô
du lịch hầm hô
Nguồn: http://manghoidap.vn/Du-lich-Ham-Ho-Binh-Dinh-9611.html

Chùa Long Khánh - Bình Định?

Vị trí: Số 141 đường Trần Cao Vân, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Đặc điểm: Được xây dựng dưới thời vua Lê Dụ Tông (thế kỷ 18), chùa Long Khánh là nơi truyền bá tín ngưỡng Phật giáo trong vùng thời bấy giờ.
Chánh điện bài trí tôn nghiêm, có tượng đức Phật Thích ca ở giữa bằng đồng, cao 2m, được đúc tại chùa năm 1960. Pho tượng đức Phật A-di-đà ở sân trước chùa cao 17m, được tôn trí vào năm 1972. Hiện nay chùa còn lưu giữ 2 hiện vật quý, đó là:
- Thái Bình Hồng Chung (chuông Hồng Thái) được đúc vào năm 1805, triều vua Gia Long.
- Tấm dấu biểu trưng "Long Khánh Tự" được in vào năm 1813 triều vua Gia Long.
chùa long khánh
Long  Khánh là một ngôi chùa lớn nằm ở trung tâm Thành phố Quy Nhơn. Ghi chép về ngôi chùa này, sách Đại Nam nhật chí viết như sau: “ Chùa Long Khánh nằm ở phía tây cửa biển Thị Nại, trong động cát ở thôn Cẩm Thượng huyện Tuy Phước, mặt trông ra đầm Ngư ki, do Hòa thượng Nguyễn Trinh Tường dựng từ năm Gia Long thứ 6”.

Làng cẩm Thượng trước đây nay là đất của phường Lê Hồng Phong , Lê lợi, Trần Phú và một phần của phường Trần Hưng Đạo ngày nay. Khuôn viên chùa hiện nay thuộc phường Lê  lợi, Thành phố Quy Nhơn.

Nằm ở vị trí trung tâm thành phố, chùa Long Khánh là một trong những trung tâm phật giáo lớn của Bình Định, là nơi sinh hoạt lễ bái của giới tăng ni phật tử và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn cho du khách gần xa khi có dịp đến với Thành phố biển Quy Nhơn.

Chùa được kiến trúc theo hình chữ “Khẩu” phía trước có chánh điện gồm Thượng điện và Hậu điện. Phần Thượng điện thờ Phật Adiđà và Quan âm Chuẩn đề, Hậu điện thờ Phật tổ Thích Ca. Hai bên có Đông phòng và Tây phòng. Hai dãy này là chỗ dành riêng cho tăng ni. Phía sau là Tổ đình, thờ các vị khai sơn phá thạch.

Kiến trúc nguyên thủy của chùa không còn nữa. Ngôi chùa hiện nay về cơ bản được xây dựng lại vào năm 1956 và hoàn thiện vào năm 1972. Phong cách kiến trúc này mang dáng dấp kiểu chùa của cư dân miền Nam Trung Hoa. Về giá trị kiến trúc, chùa Long Khánh không có gì độc đáo, nhưng với lịch sử hình thành và phát triển của Quy nhơn, chùa Long Khánh có một vị trí khá đặc biệt.
chùa long khánh
Minh văn khắc trên chuông và ghi chép trong cuốn Lịch sử chùa Long Khánh hiện được lưu giữ tại chùa cho biết chùa Long Khánh thuộc thôn Vĩnh Khánh, phủ Quy Nhơn, do thiền sư Tích Thọ đời thứ 38 của thiền phái Lâm Tế tên là Nguyễn Trinh Tường khởi dựng. Quả chuông được đúc vào năm Gia Long thứ 4, tức năm 1805. Điều này tương đối phù hợp với ghi chép trong Đại Nam Nhất Thống chí. Nhưng theo các nguồn tài liệu Phật giáo khác thì người có công khởi dựng chùa Long Khánh là thiền sư Đức Sơn. Thần vị của hòa thượng này hiện được thờ tại Tổ đình. Ông là Tổ thứ 35 của dòng Lâm Tế Chánh tông, sinh năm Kỷ Mùi, viên tịch ngày 2 tháng Chạp năm Tân Dậu.

Cũng theo các tài liệu Phật giáo, thiền sư Đức Sơn đến lập ra ngôi Tổ đình Long khánh của dòng Lâm Tế, vùng đất này còn mang địa danh Quy Ninh. Đối chiếu với lịch sử, địa danh này tồn tại trong khoảng thời gian từ năm 1651 đến năm 1742. Trong chùa, ngoài quả chuông, còn có một hiện vật cổ được các sư tăng cho là bảo vật của chùa.

Như trên đã nói, Hòa thượng Đức Sơn đến Quy Ninh trong thời gian từ 1651 đến 1742. Trong khoảng thời gian này chỉ có một năm Ất Mùi là năm 1715. Như vậy, chùa Long Khánh được xây dựng muộn nhất là năm 1715, thời điểnHòa thượng Đức Sơn cho đúc chiếc khánh, chứ không phải năm 1807 như Đại Nam Nhất Thống chí và các tài liệu gần đây xác định. Hòa thượng Nguyễn Trinh Tường không phải là người kiến lập chùa mà chỉ là người có công tôn tạo chùa và đúc quả chuông vào năm 1805. Về hệ phái Hòa thượng Nguyễn Trinh Tường thuộc đời 38 của dòng Lâm Tế và nếu Hòa thượng Đức Sơn là Tổ thứ nhất thì ông là đời thứ 4 của Tổ đình Long Khánh.
chùa long khánh
Từ đây, có thể kết luận rằng, chùa Long Khánh được xây dựng trên đất làng Vĩnh Khánh, phủ Quy Ninh vào khoảng năm 1715. Giữa thế kỷ XVIII phủ Quy Ninh đổi thành Quy Nhơn, đến cuối thế kỷ 19 làng Vĩnh Khánh đổi thành làng Cẩm Thượng, thuộc huyện Tuy Phước, phủ Quy Nhơn đổi thành tỉnh Bình Định. Các tác giả Đại Nam Nhất Thống chí đã ghép chùa Long Khánh vào địa danh cuối cùng này.

Mặc dù đã qua bao lần trùng tu, tái tạo, chùa Long Khánh vẫn là một di tích lịch sử - văn hóa có giá trị. Đó là một trong hai ngôi chùa có niên đại cổ kính nhất ở Bình Định. Ngày nay, du khách gần xa khi đến chùa không thể không có những phút giây cảm giác tĩnh mịch, sâu lắng và tôn kính như đi vào cửa thế giới hư vô cực lạc.
Nguồn: http://manghoidap.vn/Chua-Long-Khanh-Binh-Dinh-9609.html

Tháp Bánh Ít - Bình Định?

Vị trí: Thuộc xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, trên đỉnh một quả đồi nằm giữa 2 nhánh sông Côn là Tân An và Cầu Gành, bên cạnh quốc lộ 1A, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20km.
Đặc điểm: Đây là một quần thể gồm 4 tháp, đứng nhìn từ xa trông giống như chiếc bánh ít nên gọi là tháp Bánh Ít.
Tháp chính cao 22m trông giống như chiếc bánh ít lá gai. Chung quanh tháp chính còn có ba tháp phụ, hình dáng thấp và nhỏ bé hơn nhiều. Trong ba tháp này có hai tháp giống như hai chiếc bánh ít ngọt và một tháp giống bánh ít mặn. Mỗi tháp là một kiến trúc riêng biệt mang sắc thái khác nhau. Trên đỉnh mỗi tháp đều có tượng thần Siva làm bằng đá.
tháp bánh ít
Gần tháp Bánh Ít là tu viện Nguyên Thiều với phật đài lộ thiên uy nghi trên một đỉnh đồi, nhìn xuống giải nước trong xanh của dòng Tân An thơ mộng.
Về phương diện nghệ thuật, trong toàn bộ di tích tháp Chàm còn lại thì tháp Bánh Ít là quần thể kiến trúc độc đáo với nhiều dáng vẻ kiến trúc đa dạng, trang trí đẹp, có giá trị nghệ thuật cao.
 Trên quốc lộ 1A, theo hướng bắc-nam, qua khỏi cầu Bà Di thuộc địa phận thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, nổi bật trên nền trời xanh là những ngôi tháp cổ sừng sững trên ngọn đồi nằm phía bên tay trái. Khi nghiên cứu quần thể kiến trúc này, người Pháp ghi tên tháp là Tour d’Argent (tháp Bạc), nhưng người địa phương xưa nay vẫn gọi đó là tháp Bánh Ít. Đây là cụm quần thể tháp cổ Chăm Pa có nhiều tháp nhất hiện còn trên đất Bình Định.
tháp bánh ít
Quần thể tháp Bánh Ít được xây dựng khoảng gần 1.000 năm trước, dưới thời hai quốc vương Harivarman IV và V; trong giai đoạn phong cách kiến trúc Champa chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định. Cụm tháp hiện có 4 ngọn, nhưng căn cứ vào dấu tích còn lại, số lượng hạng mục ở đây còn nhiều hơn và đã đổ nát. Quả đồi dốc thoai thoải về phía Đông. Trên đường đi tới tháp chính, ngang qua những dấu vết đổ nát của hai lớp tường xây bằng gạch, đá ong là tháp cổng. Qua tháp cổng là một khoảng sân, nơi đây còn dấu tích vòng tường thành bao quanh khu trung tâm.

Ngôi tháp chính (bên phải) cao khoảng 20m nằm ở đỉnh đồi, mặt nền hình vuông, mỗi chiều 11m. Tháp được trang trí khá đẹp. Thân tháp có 5 cột tạo dáng thanh thoát, phần trang trí tập trung chủ yếu ở phần cửa. Cửa chính về phía Đông, nhô ra khỏi mặt tường khoảng 2m. Vòm cửa được tạo dáng hình mũi lao hai lớp với các hoa văn hình xoắn nối kết nhau. Chính giữa vòm cửa có phù điêu mặt kala. Cửa chính còn được trang trí diềm phù điêu khắc tạc hình Ganesa (người đầu voi, thần hạnh phúc và may mắn), hình Hamuman (khỉ thần).

Ngôi tháp nằm về phía nam tháp chính có chiều dài 12m, bề rộng 5m, cao chừng 10m. Mái tháp hình thuyền (hay hình yên ngựa), cong lõm phần giữa, vút lên ở hai đầu, trông giống mái nhà rông của người Tây Nguyên. Thân tháp được trang trí phù điêu hình người, hình thú, chim và hoa văn hoa lá.
tháp bánh ít
Hai ngôi tháp phụ khác được xây dựng theo các lối kiến trúc riêng biệt, có hình dáng khác nhau tạo nên sự đa dạng, phong phú cho quần thể tháp Bánh Ít. Trong hình là tháp cổng, phía sau xa xa là tháp chính và tháp mái thuyền.

Đứng trên sân tháp, trên một ngọn đồi cao giữa một ngày tháng 6 nắng cháy, điều đọng lại với du khách chính là cảm giác ngưng đọng của thời gian giữa mênh mông của trời đất. Phía dưới chân đồi là làng mạc, sông suối. Trên cao kia là bầu trời xanh trong và nắng vời vợi.

Đứng bên những tòa tháp hàng ngàn tuổi, tường mái rêu phong với những hình tượng, phù điêu sinh động, thể hiện tín ngưỡng và cảm quan mỹ học của người Champa xưa, giữa không gian tĩnh lặng của núi đồi, chỉ có tiếng gió ù ù bên tai và thỉnh thoảng như rót vào tai tiếng hót rất lạ của loài chim mà người địa phương gọi là “tò le”, tiếng rít của lũ dơi làm tổ trên đỉnh tháp… du khách có những giây phút cảm hoài sâu lắng.

Về phương tiện nghệ thuật, trong toàn bộ di tích tháp Chàm còn lại trên đất nước Việt Nam, Bánh Ít là quần thể kiến trúc độc đáo, một khu di tích kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao. Hiện nay, các hiện vật quí đều đã mang vào các bảo tàng trưng bày. Anh Dũng, nhân viên bảo vệ ở tháp Bánh Ít cho biết, hồi anh còn nhỏ, trong các tháp đều có tượng và đồ thờ cúng, ngày nay tháp không còn là nơi thờ tự như hồi xưa nhưng thỉnh thoảng vẫn có người dân lên thắp nhang.
Nguồn: http://manghoidap.vn/Thap-Banh-It-Binh-Dinh-9607.html