Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Lễ đâm trâu của người Kơho - Đồng Nai?

Lễ đâm trâu (Nhôxarpu) là một lễ hội quan trọng của cộng đồng dân tộc Kơho. Lễ hội diễn ra trong dịp cúng cầu an cho làng hay để thông báo với toàn thể dân làng về mối tình anh em vừa kết nghĩa.

Lễ vật dùng cho lễ đâm trâu giản đơn với cúng là trâu và rượu cần dùng để uống mừng. Nơi diễn ra lễ hội là một khoảng đất trống đủ rộng được dựng hai cây cột. Cột cao có hình tượng cặp sừng trâu và cây bông trắng bằng tre, nứa - vật tượng trưng biểu hiện thần linh. Cột thấp vững chắc dùng cột trâu.
lễ đâm trâu của người kơho
Trâu được cột thấp trước một ngày và lễ đâm trâu sẽ diễn ra mờ sáng hôm sau dưới sự cầu xin thần linh chứng giám, phù hộ những điều tốt đẹp và sự vui đùa nhảy múa của dân làng.

Vật đâm trâu là một loại giáo với hai bề lưỡi rất bén dùng đâm vào bên hông trái xuyên vào tim. trong lễ cúng cầu an, già làng hoặc người cao tuổi được quyền ưu tiên đâm trâu. Trong lễ kết nghĩa anh em, người bạn được thông báo với làng sẽ cầm giáo đâm trâu.
lễ đâm trâu của người kơho
Trong lễ cúng cầu sự an lành cho dân làng, thịt vật cúng được chia đều cho dân làng đẩ ăn mừng, uống rượu vui vẻ trong ngày lễ hội. Trong lễ kết nghĩa anh em, thịt trâu cũng được chia đều cho 2 bên. Tùy mỗi người trong lễ kết nghĩa mà chia họ hàng bà con để thông báo đều đến với mọi người. Người Kơho kiêng kỵ sự gian dối, tham lam nên thịt trâu trong các dịp lễ hội không thể ăn một mình mà phải chia đều cho mọi người để cùng hưởng niềm vui và sự an bình.
Nguồn: http://manghoidap.vn/Le-dam-trau-cua-nguoi-Koho-Dong-Nai-12689.html

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét