Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Lễ hội đình Hàn Bơi - Hải Dương?

Đến hẹn lại lên, hàng năm, vào ngày 14 đến 16 tháng 8 Âm lịch, người dân phường Cẩm Thượng (TP Hải Dương) lại tưng bừng mở hội để tưởng nhớ công ơn của đức thánh Khai Thiên Thể Đạo, người đã có công giúp Hùng Vương thứ 18 dẹp giặc.
Đình Hàn Bơi thờ đức thánh Khai Thiên Thể Đạo. Theo sử xưa lưu truyền, ông tên thật là Hán Công Đạt, sinh ra tại làng Phương Độ, phường Cẩm Thượng, thành phố Hải Dương, từ khi sinh ra đã có dung mạo phi thường, lại thêm trí tuệ hơn người nên sớm trở thành người văn võ song toàn, học sâu, hiểu rộng. Thời Hùng Vương thứ 18, nước Việt bị giặc Xích Quỷ xâm lăng. Vua đã cử nhiều tướng tài đi diệt giặc mà không dẹp yên được, bèn cử ông đi và phong cho bốn chữ “Hùng vĩ Việt nhân”, giao chức Đại tướng tổng chỉ huy thủy, bộ binh mã để tiêu diệt giặc. Bằng kế sách của ông, quân ta đại thắng. Không chỉ nổi tiếng với tài năng thao lược, ông còn là vị quan đức độ, được dân chúng hết mực tôn kính. Khi tuổi cao, ông về làng Phương Độ sống với dân làng. Tưởng nhớ công ơn cua ông, sau khi ông mất, dân làng lập đền thờ, quanh năm hương khói. Ngày nay, đình Hàn Bơi tọa lạc tại phường Cẩm Thượng, thành phố Hải Dương, hường về phía sông Thái Bình và là địa điểm sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng linh thiêng của người dân. Hằng năm, cứ đến ngày 14 tới 16 tháng 8 Âm lịch, nhân dân Cẩm Thượng lại tưng bừng tổ chức lễ hội truyền thống đình Hàn Bơi để tưởng nhớ công lao của đức thánh với nhiều nghi lễ truyền thống và trò chơi dân gian độc đáo. Ngoài ngày chính lễ, lễ hội còn được tổ chức vào ngày 10/3 Âm lịch với nhiều hoạt động giống ngày chính lễ.
lễ hội đình hàn bơi
Trước ngày lễ hội diễn ra, người dân phường Cẩm Thượng đã sẳm sửa hương hoa lên đình dâng hương. Phần lễ trang nghiêm với lễ tế, lễ rước, lễ dâng hương lên đức thánh. Lễ rước với kỳ lân, cờ thần, trống, chiêng, phường bát âm, bát biểu, chấp kích, các bàn kiệu 18 chiếc bánh trưng, 18 chiếc bánh dày, đội lễ hoa quả, kiệu long đình rước sắc Thành hoàng, kiệu bát cống bắt đầu từ đình Phương Độ sau đó ra đình Hàn Bơi. Bánh trưng, bánh dày chính là biểu tượng tượng trưng cho 18 đời vua Hùng cũng là lễ vật mà người dân dâng lên tổ tiên. Đặc biệt, sau lễ dâng hương lên đức thánh là nghi lễ thả cá chép. 18 con cá chép được thả trong nghi lễ tượng trưng cho sự bình yên, quốc thái dân an, mùa mang tươi tốt, dân khang vật thịnh.

Sau phần lễ trang nghiêm, phần hội diễn ra sôi động với hội thi bơi thuyền trải truyền thống, tái hiện lại cách tướng quân Khai Thiên Thể Đạo dùng thuyền nhỏ dẹp giặc Xích Thủy xưa kia nhằm hun đúc tinh thần tự hào dân tộc trong mỗi người dân Cẩm Thượng, ca ngợi công ơn của ngài và cổ vũ tinh thần thượng võ của dân tộc. Tục truyền rằng, xưa kia lễ hội đình Hàn Bơi còn có màn rước nước trên sông rất độc đáo diễn ra vào ngày 15/8 Âm lịch. Đoàn rước nước với tuyền tướng, thuyền quân đi trước, thuyền ngài ngự ở giữa, tiếp theo là thuyền của 6 thôn chở kiệu, hai bên đoàn rước là đôi thuyền chải thi nhau bơi, vừa bơi vừa hô vang. Tuy nhiên, qua thời gian, ngày nay nghi lễ này chỉ còn lại trong những câu truyện kể dân gian.

Ngoài hội thi bơi thuyền trải, phần hội còn nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút đông đảo người dân tham gia như các trò chơi dân gian và chương trình văn nghệ quần chúng./.
Nguồn: http://manghoidap.vn/Le-hoi-dinh-Han-Boi-Hai-Duong-12854.html

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét