Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Thác Liên Khương - Lâm Đông?

Vị trí: Thác Liên Khương nằm ngay ngã ba Liên Khương, bên cạnh quốc lộ 20, thuộc huyện Đức Trọng, cách thành phố Đà Lạt 27km.
Đặc điểm: Thác có bề mặt rất dài, khoảng 200m, cao 50m và cũng là một ngọn thác hùng vĩ ở Lâm Đồng.
Vào giữa mùa khô đến cuối mùa khô, thác có ít nước.
Tuy thế, nhờ ở ngay cạnh đường quốc lộ 20 nên đây cũng là điểm tham quan thường xuyên của du khách.
Thác Liên Khương hay thác Liên Khang, có tên cũ là Liên Khàng (Liêng: thác; Khàng: ong vò vẽ hay kiến vàng), tại ngã ba Liên Khương, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng. Thác nằm ngay cạnh quốc lộ 20 từ thành phố Hồ Chí Minh lên Đà Lạt, cách Đà Lạt chừng 27km, cách sân bay Liên Khương khoảng 1km.
thác liên khương
Thác rộng khoảng 200m, cao 50m, vào giữa mùa khô đến cuối mùa khô, thác có ít nước. Đây là một ngọn thác hùng vĩ ở Lâm Đồng, gắn liền với những truyền thuyết huyền bí của miền đất Tây Nguyên. Cùng với 2 thác Gougah và thác Pongour, thác Liên Khương là một trong 3 thác nước đẹp trên sông Đa Nhim.

Thượng nguồn thác Liên Khương là dòng suối có nền đá rộng 60 m2, xung quanh là các ruộng lúa bậc thang phong cảnh hữu tình. Thác tung bọt trắng xóa với chiều rộng từ 30 đến 50 m, chảy xuôi về phía Tùng Nghĩa. Du khách có thể đi thuyền dọc theo dòng nước êm đềm để khám phá các hang động nhỏ huyền bí. Từ ngày xây dựng đập Đa Nhim, thác Liên Khương không còn nhiều nước vào mùa khô. Và đến thời điểm này thì thác đã coi như biến mất, không còn ai đến tham quan nữa.
thác liên khương
Tương truyền nơi đây vốn là khu rừng nguyên sinh có con suối thơ mộng chảy qua. Trên cây có lắm quả ngọt dành cho người và khỉ. Dưới suối có nhiều cá đến nổi dân làng ăn không hết. Vì lý do đó mà lũ kiến vàng từ vùng núi xa xăm nào đó kéo về ngụ cư. Bởi cuộc sống sung túc nên kiến vàng ngày càng đông. Chúng làm tổ và chiếm vị trí độc tôn khiến người dân bản địa lại thiếu cái ăn.

Dân làng phải bắt buộc cầu cứu thần lửa. Nhưng thần lửa càng đốt nhiều thì lũ kiến càng sinh sôi. Thần lửa kiệt sức đành chịu thua. Lũ làng lại dâng lễ vật, đâm trâu cúng Yàng và cầu xin Yàng đánh giặc Kiến Vàng. Cảm động trước lòng thành của dân làng, Yàng đã gọi thần mưa, thần Sấm Sét làm cho lụt to. Nước từ Đa Nhim như nước mắt đổ về cuốn trôi giặc Kiến Vàng. Từ đó dân chúng sống ấm no hạnh phúc. Thác Liên Khương là nơi búa sét cuối cùng đánh tan kiến chúa chạy qua đấy, tạo thành dòng thác sâu và đẹp.
thác liên khương
Tuy đã được xếp hạng di tích quốc gia nhưng hiện nay, do không được quan tâm bảo trì đúng mức, thác Liên Khương đã cạn nước nên đã đóng cửa khai thác, không tổ chức phục vụ khách tham quan, cuối năm 2008 Sở VH-TT tỉnh Lâm Đồng đã gửi văn thư đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép tham mưu để Bộ Văn hóa Thông Tin thu hồi giấy phép xếp hạng.
Nguồn: http://manghoidap.vn/Thac-Lien-Khuong-Lam-Dong-9754.html

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét