Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Kinh dịch với ngôn ngữ và chữ viết?

Theo thuyết Nhất Nguyên, năng lượng khi phát sinh luôn tạo ra đồng thời 2 dạng vật chất Dương & Âm. Căn cứ vào thuyết này, luồng suy nghĩ của con người khi phát sinh, luôn tạo ra đồng thời 2 dạng thức tồn tại chứ không phải là 1. Ta tạm gọi chúng là : Luồng Suy Nghĩ Dương & Luồng Suy Nghĩ Âm. Chúng là 1 cặp.
Khoa học ngày nay đã làm rõ sự hiện diện đồng thời của cả hai luồng nhận thức trong hoạt động của bộ não của con người: Ý Thức & Vô Thức (Có khi còn gọi là Tiềm thức) Chúng là 1 cặp. tử vi
Theo nguyên lý Âm Dương, Dương thể hiện tính Hữu Hình, Âm thể hiện tính Vô Hình. Vậy ta có : Luồng Suy Nghĩ Hữu Hình & Luồng Suy Nghĩ Vô Hình. Ta thấy, chúng khác quan điểm hiện nay Ý Thức & Vô Thức chỉ ở cái tên..
Con người suy nghĩ, trình bày ra thành lời. Lời nói được thể hiện bằng chữ viết. Chữ viết là 1 dạng ký tự dùng để mã hoá suy nghĩ của con người. Tức là chữ viết chứa đựng thông tin suy nghĩ của con người. Thông tin này chứa đựng Luồng Suy Nghĩ Hữu Hình (Ý Thức. Suy nghĩ của con người được thể hiện trực tiếp trên văn bản) Còn Luồng Suy Nghĩ Vô Hình, nó có hiện diện trong chữ viết không ?
Đã có 1 cách tính toán rất ư lạ lùng ở môn Chu Dịch Dự Đoán Học ! Bằng việc phân số lượng chữ & số lượng ký tự có trong văn bản (text), phương pháp này đã tìm ra được 1 dạng thông tin khác nằm ẩn trong các văn bản (text) Tôi lấy 1 số ví dụ :
1. Người Việt chúng ta khi tỏ tình thường nói :
a. “Anh yêu em” có phân lượng ký tự là 3/ 5, tương ứng với hình thái Hoả Phong Đỉnh. Hình thái này mô tả sự Kết hợp.
b. “Anh thương em” có phân lượng ký tự 3/8, tương ứng với hình thái Hoả Địa Tấn. Hình thái này mô tả sự Dấn bước, Bước tới, Tiến tới (Không có lùi) Câu tỏ tình này thường thấy ở miền Trung & miền Nam. Rõ ràng cá tính của con người sống trong khu vực này ảnh hưởng rõ nét lên câu tỏ tình. bói toán
Ngược lại, nếu :
a. “Em yêu anh” mang hình thái Trạch Thuỷ Khốn. Quả là Khốn thật cho cô gái nào mở lời trước chàng trai với câu tỏ tình này! Có vẻ như người Việt chúng ta không có thói quen dành cho các cô gái mở lời trước với câu tỏ tình này.
b. “Em thương anh” mang hình thái Trạch Thiên Quải. Hình thái này mô tả sự Quyết liệt. Kể cũng lạ ! Trong thực tế, ở miền Nam (hay miền Trung) câu này lại dễ chấp nhận hơn “Em yêu anh” Nhưng hãy để ý : Cô gái khi mở lời câu này thì tình yêu của họ với người con trai là quyết liệt lắm. Để họ quên là điều rất khó. Và có muốn trốn họ đi tu cũng không dễ.
2. “Wò ai Nìa”, “Anh yêu em” Wò & Nìa là từ trung tính. Trong tiếng Hoa phổ thông, câu này được dùng chung cho cả 2 phái (như tiếng Anh) Đứng về phương diện ngôn ngữ học điều này là đúng. Nhưng khi phát âm “ Wò ai Nìa” có vẻ như âm “ Wò” ở đàn ông dễ phát âm hơn so với phái nữ. Chữ “Tôi” phát âm theo tiếng Hoa phổ thông mang đậm nét cái uy lực của người phát âm. Trong thực tế, câu tỏ tình này phù hợp hơn cho cánh đàn ông Trung Quốc so với phái nữ. xem diện mạo
Tính số nét, ta có phân lượng ký tự 7/20, tương ứng với hình thái Sơn Lôi Di. Hình thái này mô tả sự Nâng đỡ, chở che. Thông tin nằm ẩn trong câu tỏ tình này phản ánh thật đúng với phong tục, tập quán văn hoá của đất nước mang nguồn gốc Nho Giáo (Trọng nam khinh nữ).
3. “I love you” mang hình thái Thiên Sơn Độn. Thật lý thú khi kiến giải hình thái này! Về phương diện ngôn ngữ học, nền văn hoá con người phương Tây sử dụng ngôn ngữ mang tính “Tĩnh” khác với người phương Đông dùng ngôn ngữ “Động” Vắt giò lên cổ mà chạy, người Anh-Mỹ chỉ có thể hiểu đây là 1 động tác làm xiếc chứ không thể hiểu như chúng ta, có nghĩa là chạy rất nhanh. Trong ngôn ngữ giao tiếp, người Anh-Mỹ cũng bộc lộ sự rõ ràng & chính xác trong câu nói, khác với ngôn từ nhiều ẩn ý của người Phương Đông. Hình thái Thiên Sơn Độn mô tả rất rõ cử chỉ mời gọi dứt khoát :” Em (anh) hãy từ bỏ tất cả để đi theo anh (em) !” Độn có nghĩa là Lánh đi. Ở các nước có nền văn hoá gốc Anglo-saxon, cô gái lập gia đình phải đổi họ theo họ của chồng. Và họ cũng không có tập quán làm dâu hay giúp đỡ cha mẹ, anh em như bên phương đông chúng ta. Vì thế, khi chàng trai “Yes” cho câu “I love you” của cô gái thì điều đó có nghĩa là dù sống trong ngôi nhà của gia đình anh, tôi sẽ là 1 thành viên thể hiện trách nhiệm chung trong ngôi nhà đó, chứ không hề có chuyện tôi phải có trách nhiệm thực hiện vai trò làm việc giúp đỡ “Không công” cho gia đình bên chồng. Ở họ rất rõ ràng!
Ta thấy rằng cùng 1 cách biểu lộ tình cảm, khác nhau ký hiệu (ngôn ngữ) lại ẩn chứa dưới lời nói ấy là những thông tin khác nhau (tôi tạm gọi là thông tin chìm). Phải chăng thông tin chìm là ngôn ngữ vô thức? Ở trên ta xét câu tỏ tình theo nghĩa người bày tỏ nói trọn câu. Trên thực tế, cách biểu lộ câu tỏ tình cũng khác nhau, có khi nói trọn câu “Anh yêu em” có khi câu tỏ tình bị ngắt từ hoặc không trọn câu, ví dụ: “Anh thương....”, “Em thương...” Trong các trường hợp này các thông tin chìm ấy cũng khác nhau. Chu Dịch Dự Đoán Học còn đi xa hơn khi cho rằng cùng câu nói ấy nhưng ở những thời điểm khác nhau sẽ cho kết quả thông tin chìm khác nhau. Vấn đề này tôi sẽ bàn sâu hơn vào dịp khác.
Để kết luận, tôi ghi nhận rằng, lời nói, ngoài ý nghĩ được trình bày trực tiếp trên nó, còn tồn tại 1 thông tin chìm nằm trong nó. Để xác định thông tin chìm đó có phải là Luồng Suy Nghĩ Vô Hình (ý nghĩ Vô Thức) chúng ta cần phải có cách lý giải khác hợp lý hơn.
Tìm hiểu thêm về tử vi
nguồn: http://manghoidap.vn/Kinh-dich-voi-ngon-ngu-va-chu-viet-18344.html

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét