Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Kinh dịch với thiên văn là gì?

Theo tính toán của các nhà Vật lý Thiên Văn, Mặt Trời chúng ta đang ở độ tuổi trung niên. Khi về già, Mặt Trời sẽ tăng dần thể tích lên cho đến khi nuốt trọn trái đất. Đó là thời điểm đi dần đến sự kết thúc Thái Dương Hệ của chúng ta.
Khi nhìn vào hình thái Thuần Ly (quẻ thứ 30) hình thái Sáng - Lồi, chúng ta có được sự trùng hợp rất lý thú ! Quẻ số 30 mô tả diễn tiến rất đúng trạng thái Mặt trời ở hào thứ 6 _ Nuốt trọn Trái Đất ! tử vi
Ta hãy xem :
Hào 1 : Dẫm đạp lung tung
Giai đoạn hoạt động ban sơ của Mặt trời
Hào 2 : Sắc vàng phụ vào giữa
Giai đoạn Mặt trời hoạt động mạnh mẽ nhất
Hào 3 : Mặt trời xế chiều gần lặn
Giai đoạn Mặt trời hoạt động đi dần đễn mức tiêu hao hết năng lượng của nó.
Hào 4 : Thình lình chạy tới như muốn đốt người ta vậy
Giai đoạn Mặt trời phình to
Hào 5 : Nước mắt ròng ròng
Sự phình to bắt đầu tác động đến những hành tinh, thiên thể gần nó.
Hào 6 : Giết đầu đãng mà bắt kẻ sống, kẻ khác phải theo mình bói toán
Giai đoạn Mặt trời nuốt các hành tinh ở gần nó. Những hành tinh ở xa không bị nuốt, nhưng phải chịu chung số phận trở thành các khối thiên thạch quay quanh ngôi sao lùn (Mặt trời lúc này).
Trong Kinh Dịch, đối nghịch với Thuần Ly ta có hình thái Thuần Khảm. Nghĩa là có Mặt trời tất phải có 1 hình thể vật chất mang tính chất & dạng thức vận động ngược lại với Mặt trời. Khoa học hiện nay đã xác định được 1 cấu trúc hoạt động rất đặc biệt tồn tại trong vũ trụ của chúng ta, đó là Hố Đen. Hố Đen không phát tán vật chất như Mặt trời. Nó hút ánh sáng, hút vật chất. Có những Hố Đen chỉ to bằng trái banh nhưng có thể hút được những khối vật thể to như Mặt trời. Suy diễn theo lối thông thường thì trọng lượng của Hố Đen to bằng trái banh ấy phải nặng gấp nhiều lần Mặt trời (!?) Ta hãy xem hình thái Thuần Khảm của Kinh Dịch mô tả cái hố đen ấy như thế nào.
Hào 1 : Hai lần hiểm, sụp vào hố sâu
Vật chất bị hố đen hút vào. Hố Đen ấy có 2 chỗ hiểm, tức có 2 “Cửa”
Hào 2 : Ở chỗ hiểm lại có hiểm
Khối vật chất bị hút vào. Qua được 1 “Cửa” thì rơi vào sự tác động của cái “Cửa” thứ hai
Hào 3 : Tới lui đều bị hãm.
Khối vật chất chịu sự tác động giam hãm của 2 cái “Cửa”
Hào 4 : Như thể chỉ dâng lên 1 chén rượu, 1 quỹ thức ăn thêm 1 vài thứ khác nữa, có thể tuỳ cơ ứng biến, đút khế ước qua cửa sổ.
Khối vật chất xoay vần trong khoảng giữa 2 cái “Cửa” cố thoát ra. Khối vật chất bị biến hình.
Hào 5 : Nước hiểm chưa đầy, nhưng khi đầy rồi thì thoát hiểm.
Không thể thoát được khi Hố Đen chưa đầy (vật chất) Chỉ khi Hố Đen hút thêm các khối vật chất khác nữa, và khả năng chứa của Hố Đen đã tới giới hạn (đây rồi) thì khối vật chất bị hút trước đó sẽ được Hố Đen tống ra. Tống ra ở “Cửa” nào ? Hố Đen vừa hút vừa đẩy 2 khối vật chất qua cùng 1 “Cửa” chăng ? xem diện mạo
Hào 6 : Đã trói bằng dây thừng to, lại đặt vào bụi gai, 3 năm không ra được.
Hào 6 đã cho chúng ta câu trả lời: Khối vật chất sau khi bị hút vào qua “Cửa” thứ nhất sẽ bị Hố Đen tống ra bằng “Cửa” thứ hai (Bị nhốt) Đằng sau cánh cửa thứ hai là vũ trụ của chúng ta chăng ? Không phải ? Hào 6 nói rằng khối vật chất ấy bị nhốt chưa ra được. Như vậy, đằng sau cánh cửa thứ hai của Hố Đen phải là “Một Cái Khác” Cái khác ấy không thể là vũ trụ của chúng ta.
Tôi không phải là nhà Vật lý Thiên Văn nên chỉ có thể giải thích cái Hố Đen theo Kinh Dịch đã mô tả trong giới hạn kiến thức không chuyên. Tuy vậy, hình thái Thuần Khảm của Kinh Dịch Trung Hoa đã xác lập rằng ngoài cái vũ trụ của chúng ta còn tồn tại ít nhất 1 vũ trụ khác.
Theo các giả định hiện có, Hố Đen có dạng hình phểu với 2 miệng phểu ở 2 đầu. Vật chất bị Hố Đen hút vào miệng phểu bên này và bị tống ra qua miệng phểu bên kia. Ở miệng phểu bên kia, các nhà khoa học cho rằng đó là 1 vũ trụ khác.
Lưu ý : Ngôn ngữ sử dụng trong các lời hào của Kinh Dịch chỉ là công cụ dùng để mô tả các hình thái & qui luật vận động của các hình thái ấy.
Tìm hiểu thêm về tử vi
nguồn: http://manghoidap.vn/Kinh-dich-voi-thien-van-la-gi-18340.html

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét